Rau cần có tác dụng gì? Cách chế biến rau cần đơn giản tại nhà. Rau cần có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, trừ khí hàn, nhuận phế, giảm áp suất của máu, huyết áp cao.
Rau cần hay còn được biết với cái tên cây cần nước, hổ cần hay hương cần,… Đây là giống rau dễ trồng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y của nước ta, với công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, hạ sốt, hạ huyết áp. Để hiểu rõ hơn về giống rau này hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Đặc điểm nổi bật của rau cần ta
Rau cần có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), sở hữu các đặc điểm nổi bật sau:
- Cây cần nước là giống cây thân thảo, sống lâu.
- Thân cây dài, thường mọc trong bùn. Thân rễ đứng thẳng, rỗng ruột và có nhiều đốt, nhiều khía dọc.
- Lá cây cần được chia làm 02 thùy khám như, giống kiểu lông chim mọc so le với nhau: Là hình trái xoan, hình thoi hay hình mác là gốc lá tròn, có phần đầu nhọn, răng không đều ở phần mép khia. Lá cây có bé rộng, cấu trúc ôm sát vào thân cây. Cuốn là dài từ 3 – 8cm, lá mọc ngắn nên thường sẽ không có cuốn.
- Hoa cây mọc thành từng cụm, chia thành 10 – 20 hoa trong mỗi tán đơn.
- Cần nước là giống cây ưa sáng, thích hợp nuôi trồng trong môi trường nước, chịu bóng
Công dụng dược tính của cây rau cần
Tất cả bộ phận của cây cần đều có dược tính để làm thuốc chữa bệnh, có thể dùng khi mới hái hoặc đã được sấy khô.
Theo nghiên cứu khoa học
- Cây cần có tác dụng chống viêm gan bởi nghiên cứu cho thấy rau có hoạt chất giúp ức chế quá trình nhân lên của virus viêm gan B. Bên cạnh đó, việc truyền dẫn chất phenol còn giúp bảo vệ lá gan trước những tác nhân làm tổn thương cơ quan này.
- Cần nước có tác dụng hạ đường huyết nhờ hoạt động giải phóng insulin của tế bào β đảo tụy langerhans.
- Hoạt chất isorhamnetin có trong hương cần có vai trò quan trọng trong việc giải phóng chất làm viêm.
- Hợp chất Flavonoid chiết xuất từ cây cần nước có công dựng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy sản sinh tế bào lympho T.
- Hoạt chất p – pinen có tác dụng long đờm, giảm ho khan, kháng viêm hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền
- Cây cần nước là loại dược liệu có tác dụng tăng đường huyết, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu,….
- Quả cây giúp chống buồn nôn, cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.
- Cây cần nước được sử dụng nhiều trong điều trị cảm lạnh, cao huyết áp, hạ sốt, viêm nhiều đường tiết niệu, bị bạch đới hay rong kinh ở phụ nữ.
- Rau cần tươi sau khi được giả nhuyễn và đắp lên những vết thương do té ngã, bị côn trùng cắn, giúp vết thương mau chóng được hồi phục.
Một số bài thuốc cây cần nước trong Đông Y
- Bài thuốc giúp hạ huyết áp: Sử dụng 250g càn tươi ép nước uống mỗi ngày.
- Bài thuốc điều trị cholesterol trong máu: Sử dụng 120g cây cần ta tươi cắt nhỏ và nấu cháo chung với gạo tẻ.
- Bài thuốc điều trị tình trạng đái tháo đường: Sử dụng 500g cần tươi rửa sạch, đem đi vò nát để lấy nước ép uống. Uống thành 2 cử mỗi ngày, hoặc có thể dùng nước sôi trần qua rau rồi trộn gia vị để thưởng thức.
- Bài thuốc cần nước trị mất ngủ: Sử dụng 9g táo nhân và 80g rễ rau cần sắc trong một lượng nước tương đương, uống nhiều lần trong một ngày.
- Bài thuốc cây cần nước trị viêm phế quản: Sử dụng 9g vỏ quýt + 100g rễ rau cần + 30g đường. Bỏ đường vào nồi thắng trước rồi bỏ hai vị thuốc còn lại vào để xào đến khi hơi cháy. Dùng hỗn hó sắc chung với nước rồi uống ngay trong ngày, để có thể điều trị viêm phế quản tốt nhất.
Cách chế biến rau cần đơn giản
Mặc dù cây cần là một loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng phân biệt được chúng và có cách chế biến thích hợp nhất.
Phân biệt cây cần tây và cây cần ta
- Cây cần ta được trồng tại những nơi có môi trường ẩm ướt, nhất là ruộng đất. Cây cần được sử dụng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon như: mực xào cần, thịt bò xào cần,…
- Cần tây thường mọc trên cạn và sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho làm đẹp. Nhanh chóng trở thành “hot trend” dưỡng da được nhiều người yêu thích.
Hướng dẫn chế biến cây cần ta
- Dùng dao cắt bỏ phần cuống cách thân khoảng 3 -4 cm.
- Bỏ bớt lá vàng, lá bị sâu ăn và phần rễ tua ở thân cây.
- Cắt rau thành thành khúc, mỗi khúc dài khoảng 10cm rồi rửa rau lại với nước sạch và chế biến theo món bạn thích.
Hướng dẫn chế biến cây cần tây
- Cắt phần cuống và tách thân cây cần thành nhiều nhánh.
- Rửa sạch lại với nước rồi các thành từng khúc theo ý thích rồi ép nước hay chế biến theo món ăn.
Hy vọng rằng bài viết về ‘Rau cần có tác dụng gì? Cách chế biến rau cần đơn giản’ sẽ giúp ích cho bạn trong thời gian tới. Hãy liên hệ với Trim ion qua thông tin bên dưới để được biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
Để lại một bình luận