Bệnh đường tiêu hóa là chứng bệnh gây ra khó chịu cho nhiều người. Có nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, từ chủ quan đến khách quan. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn phòng tránh căn bệnh này nếu biết cách. Cùng tham khảo 10 cách phòng bệnh đường tiêu hóa trong nội dung bài viết dưới đây.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Đa phần những người mắc bệnh về đường tiêu hóa là do có một chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Do vậy, để phòng bệnh đường tiêu hóa tốt nhất chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Thực phẩm nên chứa nhiều các chất xơ và hạn chế các chất béo. Bạn cũng cần ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ.
Theo chuyên gia y tế chia sẻ, chất xơ có tác dụng giúp phân di chuyển một cách dễ dàng hơn trong ruột, do đó giúp ngăn ngừa bệnh táo bón. Nhờ có chất xơ mà vi khuẩn đường ruột cũng được cân bằng, có lợi cho việc tiêu hóa.
Thực hiện ăn uống với nhiều rau xanh, ngũ cốc, hoa quả,… giúp ngăn ngừa các vấn đề như ợ chua, đầy hơi, co thắt ruột, trĩ, hội chứng ruột kích thích,…
Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiêu chất béo, gia vị cay, nóng. Các loại thực phẩm này gây khó tiêu hóa và dễ gây ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau dạ dày. Chế độ ăn uống lành mạnh nên hạn chế các món chiên xào hoặc cay nóng.
Thay đổi thói quen ăn uống
Việc điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý cũng giúp phòng chống bệnh về đường tiêu hóa. Một số thói quen ăn uống tốt được khuyến nghị là: Nhai kỹ, ăn chậm giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, việc này cũng giúp dịch vị tiết ra giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Bạn cũng không nên ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa trong ngày.
Có một điều cần chú ý, bạn không nên nằm ngay sau khi ăn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là điều đặc biệt cần thiết để tránh ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, gây tổn thương cho đường tiêu hóa. Các loại vi khuẩn như Helicobacter pylori (H.P) có thể lây truyền qua thức ăn và nguồn nước. Nhiễm khuẩn H.P là một trong những nguyên do gây bệnh viêm loét dạ dày, ta tràng hoặc ung thư dạ dày.
Vấn đề vệ sinh tay và các vật dụng nấu ăn cũng đặc biệt quan trọng. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống đảm bảo chúng ta không bị lây nhiễm các loại vi khuẩn có hại.
Bổ sung thực phẩm, đồ uống giàu tính kiềm
Thực phẩm hay đồ uống giàu tính kiềm giúp trung hòa axit dư trong cơ thể. Axit dư trong cơ thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày, bệnh tiêu hóa,…Các loại thực phẩm giàu tính kiềm có thể kể đến như: rau xanh, rau bina, chuối, cần tây, dưa hấu,…
Hiện nay, ngoài việc bổ sung kiềm bằng các loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh bạn cũng có thể sử dụng nước ion kiềm. Đây là một loại nước được tạo ra nhờ máy lọc nước ion kiềm thông qua quá trình điện phân.
Nước ion kiềm giúp bổ sung kiềm một cách hiệu quả. Sử dụng nước ion kiềm cũng giúp tăng tính thẩm thấu nước vào các tế bào, do đó quá trình trung hòa axit và thải độc cơ thể diễn ra một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Uống đủ nước
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước giúp hòa tan các chất, mặt khác nước cũng giúp các chất thải di chuyển dễ dàng, hỗ trợ làm sạch đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón nhờ khả năng làm mềm phân.
Theo các chuyên gia, chúng ta cần bổ sung mỗi ngày khoảng 1,2 – 2 lit nước, và nên chia ra làm nhiều lần. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế các loại đồ uống có nhiều đường và chứa nhiều caffeine vì chúng có thể khiến các vấn đề tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn. Bạn cũng cần lọc và đun sôi nước để tránh nhiễm khuẩn.
Bổ sung thêm vi khuẩn có lợi (Probiotic)
Probiotic là các chủng vi khuẩn vi sinh có lợi tồn tại bên trong đường tiêu hóa của cơ thể con người.
Các vi khuẩn có lợi này giúp cải thiện một số tác động xấu do chế độ ăn uống nghèo nàn, căng thẳng và thuốc gây ra. Đồng thời, các Probiotic giúp phân giải lactose, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và giúp khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể tốt hơn.
Một số loại thực phẩm bổ sung vi khuẩn có lợi có thể kể đến như: sữa chua, pho mai, trà lên men,…
Không sử dụng thuốc một cách tùy tiện
Theo các chuyên gia về sức khỏe, việc sử dụng thuốc không được tùy tiện bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây nên ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) có thể gây ra hiện tượng ợ chua, kích ứng dạ dày, đau bụng, tiêu chảy và có thể dẫn tới viêm loét dạ dày – tá tràng.
Khi sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Khi gặp tác dụng phụ cần ngừng thuốc và thông báo với bác sỹ để nhận lời khuyên tư vấn. Việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến cơ quan nội tạng như gan, thận và đường tiêu hóa.
Kiểm soát trạng thái tâm lý không tốt
Theo các chuyên gia, khi trạng thái tâm lý căng thẳng có thể gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa. Các hiện tượng xảy ra có thể bao gồm như buoonfnoon, táo bón, tiêu chảy, co thắt thực quản hoặc tăng tiết axit dạy dày,…
Nghiêm trọng hơn, căng thẳng tâm lý có thể khiến giảm lượng oxy và máu tới đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến co thắt, viêm hoặc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Về lâu dài, tình trạng sẽ diễn biến nghiêm trọng và gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…
Để hạn chế căng thẳng tâm lý, bạn nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày, thiền, tập yoga,…
Hạn chế các thói quen có hại
Bạn nên hạn chế và từ bỏ những thói quen có hại như uống rượu bia và hút thuốc lá,…
Uống rượu bia nhiều có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy, xơ gan,… Bạn nên từ bỏ những thói quen xấu này để giữ sức khỏe, tránh những bệnh lý không mong muốn.
Vận động, tập thể dục thường xuyên
Thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt. Ngoài ra, nó còn tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giảm đáng kể tỉ lệ mắc sỏi túi mật.
Theo chuyên gia, mỗi tuần, bạn nên bỏ ra ít nhất 150 phút hoạt động thể chất ở mức độ vừa hoặc 75 phút ở mức độ cao. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Trả lời