Nắm chắc những thông tin về hiện tượng nước ăn chân có thể giúp bạn nhận ra được những dấu hiệu của bệnh kịp thời và tìm ra cách chữa, tránh để bệnh lan rộng.
Nước ăn chân là tình trạng một số người gặp phải vào mùa mưa, gây ra những bất tiện và phiền hà trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Một số người lo ngại tình trạng chân bị nước ăn sẽ gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy thực hư chuyện này như thế nào, các bạn hãy cùng Trim ion tìm hiểu về căn bệnh này cũng như mức độ nguy hiểm của nó nhé!
Nước ăn chân là bệnh gì?
Nước ăn chân là tên dân gian của bệnh nấm da chân. Bệnh thường xảy ra ở giữa các kẽ ngón chân, vùng da bị nấm sẽ có triệu chứng ngứa, bỏng rát, nổi mẩn đỏ, khô và đóng vảy. Nếu bệnh trở nặng sẽ gây khô, nứt, chảy máu ở vùng da bị nấm và lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
Nguyên nhân của bệnh nước ăn chân
Nước ăn chân là tình trạng bị gây ra bởi một loại số loại vi nấm sợi tơ như Microsporum, Epidermophyton, Trichophyton. Trong đó 2 loại gây bệnh phổ biến nhất là Trichophyton Rubrum và Trichophyton Mentagrophytes.
Bên cạnh các tác nhân gây bệnh vừa kể trên, các thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên hiện tượng nước ăn chân:
- Nông dân thường xuyên phải lội ruộng, bùn, ao, hồ hoặc tiếp xúc các nguồn nước bẩn khác.
- Người làm công việc tiếp xúc với nước nhiều như vận động viên bơi lội,…
- Thường xuyên mang tất hoặc giày ẩm và ít vệ sinh hoặc giữ vệ sinh chân kém.
- Dùng chung giày, dép, khăn lau với người bị bệnh.
Nước ăn chân có gây nguy hiểm gì không?
Nước ăn chân không gây nguy hiểm gì nhưng đem lại cảm giác khó chịu và phiền toái đến cho người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể điều trị dễ dàng bằng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà, bôi hoặc uống thuốc kháng sinh. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là phải biết giữ vệ sinh chân sạch sẽ và khô thoáng, chú ý dùng thuốc điều độ thì bệnh nước ăn chân sẽ không quay trở lại.
Cách phòng bệnh nước ăn chân
- Không đi tất ẩm, nếu phải đi giày làm việc liên tục thì nên thay tất 2 lần/ngày. Chọn những loại tất có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Mang giày dép đúng kích cỡ, không mang quá chật. Nên chọn mua những đôi giày làm từ chất liệu thoáng khí. Không đi giày cả ngày và nên hạn chế thời gian mang giày.
- Vệ sinh giày và tất thường xuyên. Sử dụng bột hoặc thuốc xịt cho vào giày để khử mùi và diệt nấm. Giặt tất với nước nóng để diệt được hết các mầm nấm gây bệnh.
- Không sử dụng chung giày dép hoặc tất với người khác.
Cách loại thực phẩm cho người bị nước ăn chân
Khi bị nước ăn chân, người bệnh cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể đủ mạnh mẽ để chống lại nấm tốt hơn.
- Protein: Gồm các thực phẩm như ngũ cốc,… Giúp bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
- Vitamin A: Đu đủ, xoài, cà chua, cà rốt là những thực phẩm có nhiều vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch để đẩy lùi nấm, đồng thời còn giúp giảm viêm, giúp vết thương mau lành.
- Vitamin B: Gồm các thực phẩm như súp lơ, bắp cải, cải bó xôi,… Sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, sản sinh lớp biểu bì mới thay thế cho lớp biểu bì đã bị tổn thương, giúp vết thương mau lành.
- Vitamin E: Ngoài có tác dụng làm đẹp ra, vitamin E còn có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho người bị bệnh. Với các thực phẩm như giá đỗ, các loại đậu, các loại hạt,… chứa dồi dào lượng vitamin E sẽ giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa, giúp da khỏe và mềm mại hơn.
Tuy nhiên, người bị bệnh nước ăn chân vẫn phải chú ý kiêng một số loại thực phẩm có tác dụng xấu đến tình trạng bệnh của các bạn.
- Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, đậu phộng,… vì sẽ khiến da càng thêm kích ứng.
- Thịt bò và thịt gà, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh,… vì có thể khiến cơn ngứa trở nên dữ dội hơn.
- Không nên ăn rau muống, da gà, trứng vì chúng khiến vết thương lâu lành. Với những ai bị bệnh khá nặng thì càng không nên ăn vì chúng sẽ khiến da để lại sẹo.
Cách trị căn bệnh nước ăn chân
Bôi thuốc trị nấm: Các thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến như thuốc chứa nhóm allylamine, thuốc chứa nhóm azole như ketoconazole, miconazole, clotrimazole, econazole,… sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự phát tán của nấm, giúp mau lành bệnh. Tuy nhiên, vì tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý mua thuốc về dung.
Không nên để vùng da bị bệnh tiếp xúc với nước quá nhiều. Mặc dù là nước sát trùng hay nước muối thì vẫn làm tăng độ ẩm da, tạo điều kiện để nấm sinh sôi và phát triển.
Nước ăn chân không phải là bệnh nguy hiểm hay không có cách giải quyết. Bài viết trên đã phổ biến cho các bạn những kiến thức về căn bệnh này cũng như những cách chữa bệnh. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám bệnh và được hướng dẫn chữa bệnh phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ https://nihon-trim.com.vn/ để được tư vấn và giải đáp.
Trả lời